NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGHĨA VỤ CỦA KHÁCH HÀNG TRONG MỖI GIAO DỊCH
- Nghĩa vụ của Bên Bán:
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm: 1) Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; 2) Hàng hóa đó phải hợp pháp; 3) Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán trừ trường hợp hàng hóa được sản xuất, chế tạo, chế biến theo công thức, bản vẽ, thông số kỹ thuật chi tiết do bên mua cung cấp, trường hợp này bên mua phải chịu trách nhiệm nếu có khiếu nại khiếu kiện liên quan đến hàng hóa.
Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng và chứng từ liên quan
Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật… đã được hai bên thỏa thuận.
Bên cạnh việc giao hàng, bên bán còn phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa. Đó có thể là vận đơn, các thông tin về hàng hóa, quy cách đóng gói bảo quản, hướng dẫn sử dụng… Đây là nghĩa vụ bắt buộc trong cả trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
Đối với trường hợp giao hàng không đúng đối tượng được thỏa thuận, bên mua có quyền từ chối nhận hàng và yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.
Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận
Bên bán có nghĩa vụ tôn trọng những thỏa thuận của hai bên về thời điểm cũng như địa điểm giao hàng. Trường hợp giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, bên bán phải thông báo cho bên mua và bên mua có quyền từ chối nhận nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được xác định như sau: trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là hàng hóa thuộc các trường hợp sau:
(i) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
(ii) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
(iii) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao hoặc thỏa thuận với bên mua;
(iv) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
Nghĩa vụ này được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại 2005, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số văn bản khác. Tất cả các mặt hàng khách hàng mua từ Showroom đều được bảo hành theo Chính sách bảo hành cho từng mặt hàng cụ thể.
Nghĩa vụ thông báo
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 và cả Luật Thương mại năm 2005 ngoài quy định về nghĩa vụ thông báo của bên bán trong trường hợp có khiếu nại về sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu, công thức bên mua cung cấp, bên bán còn có nghĩa vụ thông báo với bên mua về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo đó, các bên thỏa thuận về việc thông báo đối với trường hợp sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và hành vi khắc phục của các bên để ngăn ngừa thiệt hại cho cả hai bên.
- Nghĩa vụ của Bên Mua:
Nghĩa vụ thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Nghĩa vụ nhận hàng
Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên mua cũng có nghĩa vụ nhận hàng và thiện chí thực hiện các biện pháp để bên bán giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa
Bên mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.
Nghĩa vụ thông báo
Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có nghĩa vụ thông báo cho bên bán về việc khiếu nại, khiếu kiện của bên thứ ba liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên.
Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa
Bên mua có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp bên mua đặt hàng và yêu cầu bên bán sản xuất hàng hóa theo bản vẽ thiết kế, công thức cụ thể, chi tiết.